PHƯƠNG PHÁP MỚI TRONG GIÁO DỤC

Ta cho trẻ ăn thức ăn bổ dưỡng để cơ thể bé nhỏ của trẻ có thể phát triển, và cũng theo cách đó, ta phải cung cấp cho trẻ những thức ăn bổ dưỡng thích hợp cho sự phát triển về tinh thần và đạo đức của trẻ. Cũng như ta không thể trực tiếp giúp cơ thể trẻ trưởng thành, ta không thể hình thành tâm trí hay tính cách cho trẻ. Nhưng ta có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của trẻ cũng như ta đáp ứng nhu cầu thể chất của trẻ và cả hai đều phải được đối xử một cách khoa học như nhau.

Mục tiêu nền tảng trong phương pháp của tôi là để hiểu được nhu cầu của trẻ và đáp ứng những nhu cầu này để cuộc sống của trẻ phát triển tối ưu

Ta cho trẻ ăn thức ăn bổ dưỡng để cơ thể bé nhỏ của trẻ có thể phát triển, và cũng theo cách đó, ta phải cung cấp cho trẻ những thức ăn bổ dưỡng thích hợp cho sự phát triển về tinh thần và đạo đức của trẻ. Cũng như ta không thể trực tiếp giúp cơ thể trẻ trưởng thành, ta không thể hình thành tâm trí hay tính cách cho trẻ. Nhưng ta có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần của trẻ cũng như ta đáp ứng nhu cầu thể chất của trẻ và cả hai đều phải được đối xử một cách khoa học như nhau.

Trong nhiều năm thử nghiệm và quan sát, tôi phát hiện ra rằng trẻ em học hỏi một cách tự nhiên thông qua hoạt động, và các tính cách của trẻ phát triển thông qua sự tự do. Nhưng đây là những nguyên tắc chung, đòi hỏi ứng dụng thực tế, và các học cụ Montessori đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu này. Những nguyên tắc này hoàn toàn trái ngược với quan điểm xưa cũ rằng một đứa trẻ nên ngồi yên trong khi được dạy bảo, và tất cả các cử động của trẻ phải dưới sự giám sát của giáo viên. Những nguyên tắc này cũng không có điểm nào giống với những ngôi trường nơi mọi thứ đều được làm thay cho trẻ em, rửa mặt, mặc tạp dề, dọn thức ăn rơi vãi, giờ nghỉ ngơi được ấn định bằng đồng hồ, và các bài học và trò chơi được tổ chức theo một thời khoá biểu cố định.

Trong các trường học Montessori, chính những đứa trẻ tự làm những việc này cho bản thân. Trẻ không được dạy bởi một giáo viên, theo cách hiểu được công nhận của từ này (giáo viên – ND) – chính xác là người giáo viên ở đó để làm một người quan sát và trợ giúp. Cô chỉ cho trẻ cách sử dụng học cụ, cách tự giặt giũ, nhưng chính trẻ là người làm việc với học cụ, hoàn thiện bản thân trong công việc của mình và giữ cho mặt mũi sạch sẽ theo ý mình. Vì vậy, trẻ vừa chủ động vừa tự do, và từ hai yếu tố này tạo ra tố chất quan trọng của một cá nhân mạnh mẽ: kỷ luật nội tại.
Hãy giả sử rằng một đứa trẻ ba hoặc bốn tuổi đi học ở một trong những ngôi trường của chúng tôi khi trẻ chưa đạt được tố chất này. Có những dấu hiệu để bạn có thể dễ dàng khám phá ra điều này. Ban đầu, các vận động của trẻ rất vụng về - thiếu sự phối hợp cơ bản. Lúc bấy giờ việc cố gắng và chống lại điều này bằng những chỉnh sửa lắt nhắt thì không có một chút ích lợi nào. Trẻ đòi hỏi một quá trình học cách phối hợp một cách chuẩn xác trong các vận động tinh. Để đáp ứng nhu cầu này một cách chính xác, trường lớp của chúng tôi có những đồ nội thất dành cho trẻ em, có ánh sáng để di chuyển và có màu sắc tươi sáng. Nếu đứa trẻ vụng về, trẻ sẽ làm đổ ngã mọi thứ, gây ồn ào và làm bẩn lớp sơn đẹp đẽ. Điều này khiến trẻ cẩn thận hơn và trẻ sớm học cách di chuyển chiếc ghế của mình mà không gây ra tiếng động khẽ nhất, làm sạch lớp sơn cẩn thận bằng xà phòng và nước. Khi trẻ học cách bưng bê các học cụ cẩn thận, niềm vui của trẻ lớn dần lên, và cuối cùng trẻ có thể được tin tưởng để phủi bụi chiếc tủ với những ly tách dễ vỡ bên trong. Không cần phải lo lắng về những động tác vô duyên, la hét và vụng về của trẻ lúc này, những việc đó sẽ tự biến mất theo cách riêng của chúng.

Đặc điểm thứ hai luôn đi kèm với sự thiếu phối hợp cơ bắp này là trẻ biểu hiện sự khó khăn và đôi khi hoàn toàn mất khả năng tập trung chú ý vào những thứ thực tế. Trẻ thích sống trong thế giới của trí tưởng tượng của mình; trẻ thà tổ chức một bữa tiệc thần tiên với vài chiếc lá và những viên sỏi còn hơn là khám phá thế giới thực xung quanh.

Thật không may, đặc điểm này thường bị cha mẹ hiểu nhầm, họ tin rằng đó là dấu hiệu của một trí tưởng tượng vượt trội, có lẽ là sự chớm nở của thiên tài nghệ thuật. Ngược lại, đó là một phương cách trốn tránh thực tế, một phương cách làm tan rã tính cách. Khi đứa trẻ háo hức chú ý đến thế giới quanh mình, chỉ khi đó trí tưởng tượng của trẻ mới có nền tảng an toàn. Người giáo viên thành công trong việc thu hút trẻ, chẳng hạn như đặt một chiếc bàn thật, phục vụ một bữa ăn thực sự, sẽ triệu hồi một tâm trí vô định. Và sự phối hợp các vận động tinh này cùng với việc triệu hồi sự chú tâm vô định về thực tại sẽ là phương thuốc chính yếu duy nhất. Một khi có được năng lực tập trung tâm trí vào những điều thực tế, tâm trí sẽ được hồi phục lành mạnh trở lại và hoạt động bình thường.

Đặc điểm thứ ba là xu hướng bắt chước. Ở trẻ em trên hai tuổi, đây là một dấu hiệu của sự yếu kém nghiêm trọng. Điều đó cho thấy một ý chí đã không được chuẩn bị các công cụ của mình hoặc tìm ra phương hướng của mình, mà lại đi theo những người khác. Ở đây, học cụ được thiết kế một cách đặc biệt đóng một vai trò quan trọng. Từ ba đến sáu tuổi, trẻ em có ‘khao khát nhận thức’ thực sự, chúng thích chạm vào mọi thứ, xếp các hình dạng khác nhau lại với nhau, phân loại màu sắc và âm thanh mang nhạc điệu. Học cụ được phân loại cẩn thận để đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ và một khi trẻ đã cố định được sự chú tâm của mình, trẻ sẽ trở thành một cá nhân bé nhỏ, không còn là kẻ bắt chước nữa. Trẻ em ba hoặc bốn tuổi sẽ tập trung trong một giờ đồng hồ mà không cần nỗ lực, và chúng ta cẩn thận để không phá hủy năng lực mới này bằng những yêu cầu tùy tiện của một thời gian biểu cố định.

Thông qua sự tập trung này các phẩm chất quan trọng của tính cách phát triển. Khi sự tập trung trôi qua, đứa trẻ hài lòng từ bên trong, trẻ nhận thức được những người bạn đồng hành của mình, những người mà trẻ thể hiện sự quan tâm đầy vui vẻ và tình cảm. Sự thỏa mãn về tinh thần của bản thân khiến trẻ trở nên nhẹ nhàng, trìu mến và đặc biệt nhạy cảm với những điều đẹp đẽ. Từ việc dấn thân trong công việc, trẻ phát triển tính kiên trì, khả năng làm việc không ngừng nghỉ, trẻ học được sự vâng lời một cách hoàn toàn tự nhiên mà không cần chút áp lực nào, bởi vì bản thân trẻ muốn làm những điều đúng đắn, sử dụng học cụ đúng cách. Khi hoàn thành công việc, trẻ háo hức chia sẻ niềm vui của mình, giúp đỡ các em nhỏ và bởi vì những người khác đã tôn trọng công việc của trẻ nên trẻ không bao giờ nghĩ đến việc can thiệp vào những bạn còn đang làm việc.

Chắc chắn đây là những phẩm chất đạo đức và xã hội vô giá. Không có hình phạt hay phần thưởng nào trong trường học của chúng ta để cản trở niềm vui trong công việc. Phần thưởng duy nhất là khi hoàn thành công việc - đó là thời điểm kỷ luật nội tại tự thiết lập và nền tảng của tính cách được hình thành.

Tôi muốn kể cho bạn nghe nhiều hơn về bọn trẻ và công việc của chúng, khi trẻ lớn lên và bắt đầu sử dụng ngày càng nhiều học cụ hơn, trẻ học các con số và viết và đọc, tất cả đều dễ dàng và vui vẻ như thế nào. Và đặc biệt là có bao nhiêu đứa trẻ chậm tiến đã được đưa về trình độ bình thường bằng phương pháp thấu hiểu nhu cầu của trẻ này và cung cấp cho trẻ những phương tiện để phát triển trí óc và tính cách của riêng mình.

Nhưng nếu tôi đã thuyết phục được bạn tự mình thực hiện thử nghiệm thú vị khi đến thăm một trong những trường học của chúng tôi để xem những con người bé nhỏ vui vẻ làm việc thì là tôi đã nói đủ rồi.

(Trích sách Maria nói với Phụ huynh)

Bài viết khác

Tuyển Sinh