Trẻ tập đi có suy nghĩ của riêng mình và những cảm xúc mạnh mẽ mà trẻ thể hiện một cách nhiệt thành. "KHÔNG!" trở thành một từ yêu thích và là một cách mạnh mẽ để khẳng định sự độc lập của mình. Đồng thời, trẻ tập đi có thể trở nên dễ nản lòng vì vẫn còn nhiều việc muốn làm nhưng không thể làm được. Vì vậy, năm thứ hai này của cuộc đời có thể là thử thách đối với cả cha mẹ lẫn con cái, vì trẻ tập đi có những cảm xúc mãnh liệt mà trẻ chưa thể kiểm soát. Các
thói quen thì đặc biệt hữu ích trong năm thứ hai này vì thói quen khiến trẻ cảm thấy an toàn vào thời điểm mà trẻ cảm thấy mất kiểm soát.
Thấu hiểu tính khí của con bạn.
Tính khí mô tả cách thức riêng biệt mà một người cảm nhận và phản ứng với đời sống xung quanh mình. Một số người khá linh hoạt và “xuôi theo dòng chảy”, những người khác lại gặp khó khăn với sự thay đổi. Một số người rất hướng ngoại, những người khác thích lùi lại và quan sát trước khi lao vào những tình huống mới. Những cách tiếp cận đời sống này đều là một phần tính khí của chúng ta. Đó là những đặc điểm sẵn có khi ta sinh ra. Tính khí không do cha mẹ tạo ra cũng không ai được chọn.
Tính khí của trẻ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc và đương đầu với các tác nhân gây căng thẳng. Với những đứa trẻ có bản tính phản ứng dữ dội, có tâm trạng nhìn chung thường tiêu cực hơn hoặc không thích ứng tốt với sự thay đổi, thì có thể gặp khó khăn hơn trong việc phát triển khả năng tự chủ. Cảm xúc và phản ứng của những trẻ này quá mạnh mẽ nên việc kiểm soát chỉ là khó thực hiện hơn mà thôi. Trẻ có thể cần thêm thời gian và sự hướng dẫn từ bạn để phát triển các kỹ năng ứng phó mà trẻ cần để tự trấn an và giữ kiểm soát.
Điều bạn nên làm:
[Khuyến nghị này được điều chỉnh từ Xây dựng Tâm trí Lành mạnh của Greenspan: Sáu Trải nghiệm Tạo nên Trí thông minh và Sự Phát triển Cảm xúc ở Trẻ sơ sinh và Trẻ nhỏ.]
Hãy suy nghĩ về tính khí của bạn.
Tính khí của bạn cũng quan trọng. Tính khí của cha mẹ phù hợp với tính khí của con họ đến đâu được gọi là “mức độ phù hợp”. Ví dụ, một bậc cha mẹ nhút nhát, ít nói có thể gặp khó khăn trong việc ứng phó với một đứa trẻ năng động, mạnh mẽ. Hoặc một bậc cha mẹ hướng ngoại có thể cảm thấy bối rối không biết làm thế nào để ứng phó với đứa con nhút nhát và sợ sệt của mình. Dành một chút thời gian để suy nghĩ về tính khí của chính bạn sẽ giúp bạn nhận thức được sự “phù hợp” giữa bạn và con bạn. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn và con bạn rất khác nhau, bạn vẫn có thể là một người cha/mẹ tuyệt vời và luôn quan tâm đến con cái. Điều quan trọng là nhận thức được những điểm giống và khác nhau của bạn và con. Sự nhận thức này sẽ giúp bạn hiểu nhu cầu cá nhân của con bạn và hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Ví dụ, một phụ huynh hướng ngoại ban đầu có thể động viên đứa con nhút nhát của mình ngay lập tức tham gia vào một nhóm chơi vì đó là phản ứng và mong muốn tự nhiên của cô ấy (phụ huynh-ND). Tuy nhiên, khi cô ấy nhớ rằng cách tiếp cận các tình huống mới của con mình hoàn toàn khác với mình, cô ấy có thể đặt cảm xúc của mình sang một bên và hỗ trợ những gì trẻ cần. Cô ấy có thể bắt đầu giúp con mình “khởi động” bằng cách ngồi ở rìa của nhóm chơi, quan sát những đứa trẻ khác và nói về những gì chúng đang làm. Sau đó, cô ấy có thể chơi riêng với trẻ và sau vài phút, mời một đứa trẻ khác tham gia. Việc điều chỉnh cách tiếp cận của mình giúp phụ huynh này hỗ trợ năng lực ngày càng nâng cao của con mình trong việc đương đầu với cảm xúc và phát triển khả năng tự chủ.
[Ví dụ này là từ cuốn sách Nuôi dạy em bé của Lerner và Dombro: Ba bước để đưa ra những quyết định đúng đắn trong những năm đầu đời của con bạn. Để đọc thêm, hãy truy cập danh sách tài nguyên và giới thiệu của chúng tôi.]
Điều bạn nên làm:
Đặt ra kỳ vọng chính đáng.
Trẻ tập đi gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình vì trẻ chưa thể:
Điều bạn nên làm:
Xem hành vi sai trái là cơ hội để hướng dẫn cách tự chủ.
Trẻ tập đi của bạn muốn: một chiếc bánh quy trước bữa tối, tự leo cầu thang, giật bông tai của bạn, đập một khối vào cửa sổ. Trẻ va đầu, ngã xuống sau khi chạy hết tốc lực, hoặc cho một ngón tay vào ngăn kéo bếp (sau khi lấy hết đồ ra). Mỗi khoảnh khắc này là một cơ hội để giúp con bạn học cách kiềm chế sự tức giận, buồn bã, đau đớn và thất vọng, đồng thời dạy cho trẻ biết điều gì được và không được chấp nhận.
Cách bạn phản ứng với những sự cố này sẽ hình thành hành vi của con bạn. Con bạn làm một việc gì đó và tuỳ thuộc vào cách phản ứng của bạn, trẻ sẽ quyết định xem việc đó có đáng để làm lại hay không. Phản ứng của bạn càng nhiều cảm xúc thì hành vi đó càng có khả năng tiếp diễn. Đó là do một phản ứng mạnh, dù tích cực hay tiêu cực, đang đúng ý trẻ và là lý do để lặp lại hành vi đó.
Dưới đây là một số cách để thiết lập giới hạn và hướng dẫn cách tự chủ thông qua những khoảnh khắc đời thường mà bạn và con góp phần tham gia.
Điều bạn nên làm:
Giúp con bạn học cách tự trấn an bản thân.
Khi một đứa trẻ không còn tự chủ được nữa, trẻ đang cho bạn thấy rằng trẻ không còn khả năng đương đầu. Trẻ không học được bất cứ điều gì khi trẻ ở trong trạng thái rối loạn này. Vì vậy, mục tiêu vào những thời điểm này là giúp con bạn bình tĩnh lại để sau đó trẻ có thể tập trung vào việc học hỏi từ trải nghiệm đã dẫn đến thất bại đó.
Giúp con bạn bình tĩnh lại không phải là nhượng bộ hay làm hư con bạn. Đó là dạy cho con một kỹ năng quan trọng. Đôi khi trẻ có thể được xoa dịu bằng cách được ôm chặt hoặc đung đưa, vì trẻ cần kiểu đụng chạm và tiếp xúc cơ thể này để lắng đọng lại. Điều này không sao và không nên được coi là “nhượng bộ”.
Nhưng đôi khi không cách nào có tác dụng. Trên thực tế, đôi khi những nỗ lực của chúng ta để xoa dịu bọn trẻ thực sự có thể làm chúng thêm đau khổ. Vào những thời điểm này, thời gian ở một mình thì có ích cho trẻ hơn. Điều này cho trẻ thời gian nghỉ ngơi và có thể giúp trẻ bình tĩnh lại. Nhưng lúc này việc ở một mình không nên bị coi là hình phạt. Đó là một công cụ tích cực để giúp trẻ có một khoảng nghỉ lành mạnh cho đến khi trẻ có thể tự trấn tĩnh lại.
Điều bạn nên làm:
Biến cơn giận dữ thành những khoảnh khắc giáo dục.
Hiếm khi có một khoảnh khắc buồn tẻ nào trong năm thứ hai của con bạn vì em bé tập đi của bạn bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình một cách hăng hái – vui mừng, phấn khích, tức giận, bực bội, thất vọng và buồn bã. Những cảm xúc này có thể còn khó kiểm soát đối với người lớn, chứ đừng nói đến một đứa trẻ một tuổi! Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những cơn giận dữ bắt đầu ập tới. Bằng những cơn giận dữ, con bạn cho bạn biết rằng con đang gặp khó khăn trong việc ứng phó.
Khi ứng phó với cơn giận dữ, điều quan trọng cần nhớ là trẻ nhỏ không thích cảm thấy mất kiểm soát. (Những cơn giận dữ cũng không tốt cho trẻ!) Vì vậy, những cơn giận dữ vừa là một biểu hiện của cảm xúc vừa là một lời kêu gọi giúp đỡ. Con bạn cần sự hỗ trợ của bạn để bình tĩnh trở lại và làm chủ.
Điều bạn nên làm:
Bình tĩnh. Bạn càng bình tĩnh, con bạn sẽ càng cảm thấy bình tĩnh hơn. Nếu bạn mất kiểm soát, điều đó có thể làm con bạn đau khổ hơn.
Nguồn: https://aidtolife.org/discipline/home-activities
Người dịch: Giáo viên Ukiyo Preschool
Bài viết khác