GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI NGỮ TẠI UKIYO

Chương trình Ngoại ngữ ở Ukiyo được thiết kể để trẻ có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và tự tin nhất.Chương trình được thiết kế bao gồm hai phần chính: - Học thuật Montessori; - Tiếng Anh tích hợp buổi chiều.

Chương trình Ngoại ngữ ở Ukiyo được thiết kể để trẻ có thể phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và tự tin nhất.Chương trình được thiết kế bao gồm hai phần chính:

- Học thuật Montessori;

- Tiếng Anh tích hợp buổi chiều.

    1. Học thuật Montessori:

Là 1 trong 5 góc hoạt động chính của chương trình học thuật Montessori, các hoạt động tại góc Ngôn ngữ giúp đáp ứng nhu cầu giao tiếp, liên kết, thích nghi với xã hội và định hình năng lực bản thân của trẻ trong quá trình tự kiến tạo bản thân.

Theo đặc trưng trong thời kỳ nhạy cảm của trẻ giai đoạn 3-6 tuổi (Trẻ bước vào giai đoạn Tâm trí thấm hút có ý thức). Vốn từ tăng dần lên đến 1,000 -5,000 từ và hoàn thiện dần cách phát âm và cấu thành âm tiết hoàn thiện câu cú và ngữ pháp. Trong giai đoạn này, trẻ truy xuất một cách có ý thức vốn từ vựng của mình để sử dụng. Trẻ học ngôn ngữ mới gần giống như người bản ngữ. Vì vậy, đây là thời điểm để thiết lập một môi trường đa ngôn ngữ cho trẻ phát triển.

Mục tiêu chương trình không chỉ là Nói, Đọc, Viết song ngữ được mà còn để giúp trẻ phát triển một đôi mắt biết quan sát, một bàn tay biết vâng lời và một tâm hồn biết cảm nhận trong nghệ thuật.

    1.1. Kỹ năng Nói:

Chương trình phát triển kỹ năng nói, chuẩn bị cho việc học kỹ năng viết và đọc trong tương lai được tổ chức thông qua các hoạt động, trò chơi: Trò chơi âm thanh; Trò chơi hồi đáp Trò chơi mô tả bản tin, Kể chuyện, Đọc truyện, Các hoạt động khám phá đất, nước v.v.). Qua đó, giúp trẻ có thể:

- Xây dựng và làm giàu vốn từ vựng cho trẻ;

- Nhận biết các âm vị được sử dụng trong ngôn ngữ nói;

- Chuẩn bị cho trẻ khám phá từ vựng thông qua âm thanh;

- Trợ giúp cho việc diễn đạt và phát âm tốt ;

- Giúp trẻ có ấn tượng về cấu trúc của ngôn ngữ;

- Đặt nền móng cho các hoạt động khác ở lĩnh vực ngôn ngữ trong tương lai.

   1.2. Kỹ năng Viết:

Được tổ chức với nhiều hoạt động cụ thể, có liên quan mật thiết với nhau và có tính thứ tự, được giáo viên lần lượt trình bày cách thực hành cho trẻ, với mục đích phát triển vận động tinh, kỹ năng quan sát, cảm nhận, định hướng không gian, tính logic thông qua các hoạt động: Miếng ghép hình học bằng kim loại; Chữ cái nhám; Khay cát, Chữ cái rời; hộp đồ vật ngữ âm; các âm ghép v.v. Thông qua đó trẻ có thể:

- Tinh chỉnh việc viết bằng tay;

- Thành thạo việc sử dụng và điều khiển công cụ viết, bao gồm vẽ các nét trong giới hạn và dùng lực nhẹ nhàng;

- Giúp trẻ học cách thể hiện các ý kiến của mình một cách rõ ràng và có trình tự logic;

- Giúp trẻ có khả năng viết sáng tạo;

Phương pháp Montessori đối với việc học viết có nét tương phản cao so với các phương pháp dạy học viết truyền thống khác: Trẻ không bị ép buộc phải viết mà hoạt động viết sẽ bắt đầu một cách tự phát sau quá trình thực hành nhiều hoạt động gián tiếp và trực tiếp chuẩn bị cho đôi tay và trí tuệ.

   1.3. Kỹ năng Đọc:

Quá trình trình học đọc khác biệt so với quá trình học viết. Viết là thể hiện suy nghĩ của 1 các nhân. Nhưng đọc lại phức tạp hơn nhiều, vì ta phải thấu hiểu từ ngữ mà người khác thể hiện, hay từ ngữ ấy có rõ ràng để ta đọc không?

Để có thể đọc được trẻ cần được trải nghiệm qua 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn chuẩn bị gián tiếp (2) Giai đoạn chuẩn bị trực tiếp.

Giai đoạn chuẩn bị gián tiếp: Các hoạt động và các học cụ, ngôn ngữ trong đời sống thường nhật, cảm quan, các hoạt động trong phần kỹ năng nói, tất cả đều đóng góp vào sự phát triển khả năng đọc của trẻ.

Ví dụ: đôi mắt được tinh luyện để nhận biết các ký tự. Khi làm việc với các học cụ cảm quan, trẻ sẽ lần theo một hình dạng nhất định theo mẫu, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Hỗ trợ cho việc thích nghi không gian, ví dụ: Tháp hồng, hộp màu, tủ hình học.

Giai đoạn chuẩn bị trực tiếp: Sự chuẩn bị trí tuệ cho việc học viết cũng chuẩn bị trực tiếp cho việc học đọc của trẻ. Ví dụ: trò chơi âm thanh, ngữ pháp nói, trò chơi câu hỏi, bảng chữ cái nhám, các chữ cái rời, các giai đoạn viết trên khay cát, trên bảng và trên giấy đều giúp trẻ nhận biết mặt chữ và âm thanh. Trẻ được luyện tập thông qua các trò chơi, em nhận biết các âm thanh gắn kết với các chữ cái để tạo thành các từ có ý nghĩa và không có ý nghĩa. Đây là chìa khóa giúp trẻ học đọc đồng thời học viết.

Khả năng đọc đến sau khả năng viết. Khi viết trẻ cố gắng đọc những gì trẻ viết. Khi nhìn nhìn thấy các bảng hiệu ở siêu thị, biển báo trên đường hay khi xem sách báo trẻ có ý định ghép vần và đọc to các chữ trẻ đọc được. Đây là điểm nhận biết trẻ bắt đầu biết đọc. Chương trình sẽ hỗ trợ trẻ:

- Cung cấp các ký âm trong ngôn ngữ thông qua ba giác quan (thị giác, xúc giác, thính giác) (Ví dụ: Chữ cái rời; Hộp đồ vật ngữ âm; Các âm ghép; Từ khó,)

- Giúp trẻ nhận ra chức năng của từ vựng (Ví dụ: Chức năng các từ loại)

- Chuẩn bị cho hoạt động đọc phân tích và chức năng của từ vựng (Ví dụ: Chức năng các từ loại; Đọc phân loại: Các đồ vật trong môi trường/ Ngôn ngữ cảm quan...)

- Giúp trẻ nhận biết và tự làm việc phân tích câu đơn giản (Ví dụ: Các bài đọc phân tích câu giai đoạn 1, 2, 3...)

Trong giai đoạn nâng cao sẽ chuẩn bị cho 3 kỹ năng: Đọc cơ học, Đọc diễn giải và Đọc cảm nhận và tiến đến kỹ năng Đọc toàn diện:

- Giúp trẻ nhận biết những từ và những nhóm từ trong một câu nhờ đó trẻ có thể diễn tả tốt hơn những gì trẻ đọc (Ví dụ: Chữ cái rời, Chức năng từ; Đọc phân loại từ)

- Chuẩn bị cho việc đọc hiểu và thể hiện bản thân tốt hơn, thông qua cả ngôn ngữ nói và viết sáng tạo (Ví dụ: Các bài đọc phân tích câu giai đoạn 1, 2, 3; Đọc thơ; kể chuyện; Đọc bản tin).

- Chuẩn bị để hiểu những sự khác biệt trong văn phong (Ví dụ: Chức năng từ; Đọc phân loại từ; Đọc phân tích câu...)

- Giúp trẻ học cách thể hiện các ý kiến của mình một cách rõ ràng và có trình tự lô-gíc.

Ngoài ra, trẻ cũng được mở rộng về văn hoá, nghệ thuật trong lĩnh vực Ngôn ngữ với hoạt động âm nhạc như Tên các nốt của âm giai Đô trưởng, khuôn nhạc, ký âm, Các bài thực hành về Nghệ thuật tạo hình. Tất cả chuẩn bị cho mục tiêu trẻ cần đạt được là “người viết sáng tạo”, và đó là khoảnh khắc trẻ thực sự có niềm vui khi học ngôn ngữ.

 

    2. Chương trình tiếng Anh buổi chiều tích hợp

Chương trình tiếng Anh buổi chiều được thiết kế bởi các giáo viên có chứng chỉ TESOL đảm bảo sự tích hợp cùng chương trình Montessori buổi sáng, bám sát theo chủ đề của Tháng nhằm đảm bảo sự thông suốt trong trải nghiệm học một ngày của trẻ. Các nội dung chính bao gồm:

   2.1. Ôn tập và Củng cố:

Trong buổi chiều, trẻ được củng cố và ôn tập các khái niệm đã được giới thiệu vào buổi sáng qua các hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Giai đoạn này giúp củng cố việc tiếp thu ngôn ngữ và hiểu biết, mang lại trải nghiệm học đa chiều và toàn diện.

   2.2. Tương tác Xã hội và Xây dựng Hoạt động Tập thể:

Ngoài việc tiếp thu ngôn ngữ, các buổi học buổi chiều còn khuyến khích trẻ tương tác xã hội và hợp tác làm việc. Thông qua các hoạt động phối hợp, trẻ được phát triển kỹ năng xã hội cần thiết và học cách hợp tác và giao tiếp, tạo nên nền tảng vững chắc cho việc xây dựng các mối quan hệ ý nghĩa.

Việc trau dồi Ngoại ngữ được lồng ghép thông qua các hoạt động như Thí nghiệm thực hành, Các Trò chơi tương tác, Hoạt động thể chất. Trẻ vốn không phân biệt giữa hoạt động học và chơi trong giai đoạn này sẽ tiếp thu Ngoại ngữ một cách tự tin và dễ dàng nhất.

Một trẻ bình thường biết 2 hay 3 ngôn ngữ có sẽ sự linh hoạt trong tư duy, trẻ phản ứng, xử lý nhanh hơn. Trẻ cũng dễ dàng thích ứng với các nền văn hóa khác nhau. Trẻ thể hiện tính cách vui vẻ, hòa đồng, tự tin khi sử dụng ngôn ngữ. Khi lớn lên, trẻ cũng thuận lợi trong học thuật và việc làm của mình.

Ukiyo tin rằng Năng lực ngôn ngữ của trẻ phải được thể hiện một cách thỏa đáng trước khi thời kỳ nhạy cảm kết thúc để trẻ bắt đầu nổ lực cho giai đoạn học tập tiếp theo. Tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ, để trẻ có thể nói và nói lên những gì trẻ nghĩ. Giúp trẻ dũng cảm, tự tin bộc lộ bản thân mình.

Bài viết khác

Tuyển Sinh