KHI CON BẠN BIẾT RÕ HƠN BẠN

Nếu một con ếch mẹ dại dột nói với những con nòng nọc bé nhỏ ở trong hồ của mình rằng: “Hãy ra khỏi mặt nước, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào đám cỏ non, và tất cả các con sẽ lớn lên thành những chú ếch con khỏe mạnh. Đi cùng mẹ ngay, mẹ là người biết rõ nhất! ” và những con nòng nọc nhỏ cố gắng vâng lời, điều đó chắc chắn có nghĩa là sự kết liễu của những con nòng nọc. Và đó là cách mà rất nhiều người trong chúng ta đang cố gắng nuôi dạy con cái của mình.

Nếu một con ếch mẹ dại dột nói với những con nòng nọc bé nhỏ ở trong hồ của mình rằng: “Hãy ra khỏi mặt nước, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào đám cỏ non, và tất cả các con sẽ lớn lên thành những chú ếch con khỏe mạnh. Đi cùng mẹ ngay, mẹ là người biết rõ nhất! ” và những con nòng nọc nhỏ cố gắng vâng lời, điều đó chắc chắn có nghĩa là sự kết liễu của những con nòng nọc.

Và đó là cách mà rất nhiều người trong chúng ta đang cố gắng nuôi dạy con cái của mình. Ta rất háo hức được thấy các em lớn lên thành những công dân thông minh, hữu ích, có những đức tính tốt và biết cách cư xử. Vì vậy, ta dành thời gian và sự kiên nhẫn để sửa lỗi trẻ, bảo trẻ làm thế này, không làm thế kia, và khi trẻ muốn biết, "Tại sao vậy Mẹ?", ta không dừng lại để tìm hiểu lý do vì sao ta can thiệp, mà lại gạt trẻ qua một bên bằng cách nói "Mẹ là người biết rõ nhất."

Ta đang ở vị trí giống hệt như con ếch ngốc nghếch giá như ta có thể thấy điều đó. Cuộc sống trẻ thơ mà ta đang cố gắng uốn nắn này không cần ép buộc và nhào nặn, không cần sửa lỗi hay tìm ra lỗi để phát triển trí thông minh và tính cách của trẻ. Tạo hoá trông nom trẻ em cũng như cách mà Người (Tạo hoá – ND) hiểu rằng nòng nọc phát triển thành một con ếch khi đến đúng thời điểm.

“Nhưng,” tôi có thể nghe bạn nói, “ta có nên để con cái mình làm theo ý của chúng không? Làm thế nào để chúng biết điều gì là tốt nhất cho mình khi chúng chưa có trải nghiệm? Và hãy nghĩ xem chúng sẽ lớn lên thành những kẻ man rợ như thế nào nếu ta không dạy chúng cách cư xử. . . ” Và tôi sẽ trả lời, "Bạn đã bao giờ cho con bạn cơ hội dù chỉ trong một ngày để làm những gì chúng thích mà không bị can thiệp?"

Hãy thử đi và bạn sẽ thấy kinh ngạc. Quan sát và xem bằng cách nào mà một điều gì đó thu hút sự quan tâm của trẻ. Có thể trẻ thấy bạn vặn chìa khóa trong ổ khóa và cũng muốn làm điều đó, hoặc giúp bạn quét dọn, hay là chỉ tạo ra một vài hoạ tiết nhỏ nhắn ngộ nghĩnh với những viên sỏi trên sàn nhà gọn gàng của bạn và vào một ngày bình thường bạn sẽ nói, "Tránh ra nào, đi chơi đồ chơi của con đi."

Nhưng hôm nay hãy đưa chìa khóa cho trẻ, hãy thử tìm một chiếc chổi nhỏ để trẻ quét, để lại họa tiết trên sàn nhà và xem trẻ trở nên say mê đến mức nào. Thông thường trẻ làm một việc một hoặc hai lần là chưa đủ, mà trẻ sẽ thực hiện lặp đi lặp lại cùng một hành động đơn giản cho đến khi trẻ dường như đã thỏa mãn một số thôi thúc bên trong. Bạn sẽ ngạc nhiên bằng cách nào mà trẻ tránh được những trò nghịch ngợm khi trẻ được phép bận rộn với một việc thực sự khiến trẻ quan tâm.

Nhưng nếu bạn nóng nảy can thiệp và ngừng một số việc mà trẻ đang chăm chú, bạn sẽ phá hủy sự tập trung và tính kiên trì của trẻ - những bài học quý giá mà trẻ đang tự dạy chính mình -, trẻ sẽ không hài lòng và tràn đầy cảm giác thất vọng và bồn chồn, và rất có thể tìm lối thoát trong việc cố ý nghịch ngợm.

Vậy nếu không sửa sai cho trẻ nhỏ, điều rắc rối mà ta rất sợ là gì? Ta nói rằng ta sửa lỗi trẻ vì lợi ích của chính trẻ, và phần lớn thời gian ta thật tâm tin vào điều đó. Nhưng thật kỳ lạ là những gì ta cảm thấy tốt cho trẻ lại thường xuyên tương ứng với sự thoải mái của chính ta. Tất cả chúng ta đều bận rộn với công việc của ếch trưởng thành, đến nỗi ta quên rằng những con nòng nọc bé nhỏ có việc để làm của riêng mình: công việc phát triển thành người trưởng thành.

Và đây là công việc mà chỉ trẻ mới có thể làm được. Sự giúp đỡ lớn nhất mà ta có thể cung cấp cho trẻ là chờ đợi và nhận thấy rằng trẻ thì tự do để phát triển theo cách riêng của mình. Nếu không, ta có thể làm cho công việc của trẻ trở nên đầy khó khăn. Nếu ta cố chấp nói "Mẹ là người hiểu rõ nhất" và cố gắng hình thành trí tuệ và tính cách đang phát triển của trẻ theo tiêu chuẩn của chính ta, ta chỉ thành công trong việc phá hủy tính tự kỷ luật, ta sẽ phá vỡ sức mạnh tập trung của trẻ bằng cách cố gắng tập trung sự chú ý của trẻ vào những điều trẻ chưa quan tâm, và trẻ sẽ trở nên lừa dối nếu ta khăng khăng quá gay gắt.

Nhưng nếu ta thay đổi toàn bộ thái độ và tự nhủ: “Con tôi biết điều gì là tốt nhất cho nó. Tất nhiên, ta hãy để ý rằng trẻ không gây hại gì, nhưng thay vì cố gắng dạy trẻ theo cách của ta, hãy cho trẻ tự do để sống cuộc sống nhỏ bé của mình theo cách của mình, ”thì có lẽ, nếu tinh ý, ta sẽ học hỏi được điều gì đó về những cách vận hành của thời thơ ấu.

Đây là một cách nhìn mới để xem xét vấn đề trách nhiệm vốn đang đè nặng lên vai nhiều bậc cha mẹ. Ai trong chúng ta đã cố gắng tìm hiểu những cách vận hành của thời thơ ấu từ trẻ (thay vì từ những quan niệm của riêng ta) đã rất kinh ngạc trước những khám phá mà ta đã tìm ra. Và có một điểm mà tất cả chúng ta đều đồng ý: trẻ em sống trong một thế giới có những mối quan tâm riêng của trẻ, và công việc trẻ làm trong thế giới đó phải được tôn trọng, vì mặc dù nhiều hoạt động của trẻ em có vẻ vô nghĩa đối với người lớn, nhưng Tự nhiên đang dùng những việc đó cho những mục đích của riêng Người. Người đang xây dựng tâm trí và tính cách cũng như xương cốt và cơ bắp.

Sự trợ giúp lớn nhất mà bạn có thể dành cho con trẻ là sự tự do để làm công việc của riêng trẻ theo cách của trẻ, vì trong chuyện này, con bạn hiểu rõ hơn bạn.

(Chương 6, sách Maria Montessori nói với Phụ huynh)

Bài viết khác

Tuyển Sinh